Điềm tĩnh là gì? Học cách sống điềm tĩnh để làm chủ bản thân

Kinh nghiệm làm việc

Điềm tĩnh là gì? Học cách sống điềm tĩnh để làm chủ bản thân

Trong cuộc sống, con người phải trải qua không ít những cung bậc cảm xúc vui, buồn khác nhau. Nếu không phải người điềm tĩnh, có bản lĩnh và tinh thần ổn định thì rất dễ khiến tâm trạng thay đổi theo hướng tiêu cực. Vậy điềm tĩnh là gì? Điềm tĩnh có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống, công việc? Bạn đọc nếu đang băn khoăn về khái niệm này, hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé.

Điềm tĩnh là gì?

Điềm tĩnh là trạng thái ổn định cảm xúc của con người bất chấp những tác động bên ngoài.

Hành động hấp tấp hay vội vàng không phải là đặc điểm của những người điềm tĩnh, thay vào đó họ luôn tìm cách giải quyết vấn đề một cách hòa bình và đơn giản. Điềm tĩnh cũng chính là thước đo của sự trưởng thành, là một trong những biểu hiện của sự tự tin, bản lĩnh của mỗi người.

Người điềm tĩnh có nhiều lợi thế khi gặp vấn đề, họ không bối rối mà nhìn vấn đề theo hướng tích cực hơn và tìm kiếm những giải pháp hợp lý nhất. Ví dụ, bạn gặp một sự cố bất ngờ trên đường đi làm khiến bạn không thể đến văn phòng đúng giờ. Nếu không có được sự bình tĩnh nhiều người sẽ bối rối và không biết giải quyết thế nào. Nhưng một người điềm tĩnh họ sẽ trao đổi với sếp về lý do đi muộn vì tắc đường hay hỏng xe, hiệu quả hơn có thể chụp một tấm ảnh làm bằng chứng và xin đi muộn.

Điềm tĩnh nhưng không thờ ơ, nhu nhược hay cam chịu là điểm mạnh giúp con người luôn giữ tâm trạng ổn định, không bị cảm xúc tiêu cực điều khiển. Đây chính là một đức tính đáng quý, giúp họ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.

“Điềm tĩnh là đặc điểm tính cách của người có xu hướng tiếp cận cuộc sống với thái độ bình tĩnh và tự chủ ngay cả trong những tình huống căng thẳng hoặc thử thách”.

Điềm tĩnh tiếng Anh là gì?  

Điềm tĩnh tiếng Anh là calm, steady, sober, unruffled, sedate, composure. 

Tại sao sự điềm tĩnh lại là đức tính quan trọng đối với con người? 

Kiểm soát cảm xúc của bản thân

Người điềm tĩnh là người biết cách kiểm soát cảm xúc của chính mình và không bị thao túng bởi các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là những yếu tố tiêu cực. Câu nói “cả giận mất khôn” được dùng để chỉ những hành vi tiêu cực mà con người thực hiện khi nóng giận mất kiểm soát. Vì vậy, điềm tĩnh có thể giúp con người cân bằng và điều tiết cảm xúc tốt hơn.

Khí chất riêng biệt

Người sống điềm tĩnh luôn biết cách giải quyết các tình huống trong công việc và cuộc sống một cách gọn gàng và hiệu quả. Đây được coi là một điểm thu hút khiến họ trở nên đặc biệt trong mắt mọi người.

Thước đo trưởng thành

Sự điềm tĩnh cũng được coi là thước đo sự trưởng thành và chín chắn của một người. Vì người trưởng thành cũng luôn suy nghĩ cẩn thận và hợp lý trước khi đưa ra quyết định.

Dấu hiệu nhận biết một người điềm tĩnh

Bạn có phải là người sống điềm tĩnh hay không? Hãy cùng xem các dấu hiệu của người điềm tĩnh là gì sau đây nhé.

Nói ít và lắng nghe nhiều 

Một người điềm tĩnh không vội vàng đáp lại những gì người khác nói, mà lắng nghe cẩn thận và đưa ra những phản hồi có suy nghĩ và có giá trị.

Dù bạn ít nói nhưng những từ phát ngôn đều chất lượng là dấu hiệu của một người điềm tĩnh. Bằng cách lắng nghe kỹ lưỡng, họ sẽ có thời gian để phân tích thông tin và đưa ra phản hồi hiệu quả nhất.

Khiêm tốn, có hành vi và thái độ vừa phải

Người điềm tĩnh là người luôn biết cách điều chỉnh hành vi của mình. Ví dụ, trong một tình huống tranh cãi, người thiếu bình tĩnh thường hành động mất kiểm soát và suy nghĩ thiếu chín chắn. Ngược lại, người điềm tĩnh có thể giải quyết mọi việc một cách nhẹ nhàng, chậm rãi mà vẫn rất hiệu quả.

Biết cách điều chỉnh giọng nói và thái độ

Khi đối mặt với một vấn đề, nhiều người thường mất kiểm soát và thể hiện thái độ, giọng điệu một cách khó chịu, khiến những người xung quanh bị ảnh hưởng bởi sự tiêu cực này. Tuy nhiên, những người bình tĩnh có đủ can đảm để tự điều chỉnh cảm xúc của mình và không để lộ ra sự tức giận, sợ hãi và lo lắng. Giọng nói và thái độ của họ luôn nhẹ nhàng, từ tốn và đặc biệt họ không nóng nảy hay lớn tiếng chỉ trích người khác.

Luôn đặt câu hỏi

Đặt câu hỏi sau khi nghe quan điểm của đối phương là một nghệ thuật mà không phải ai cũng làm được. Điều này không chỉ thể hiện rằng bạn lắng nghe người khác mà còn coi trọng điều đó và muốn hiểu sâu hơn về những gì họ nói. Những câu hỏi của những người điềm tĩnh thường có giá trị lớn với đối phương, không chỉ kích thích hứng thú trong cuộc trò chuyện mà còn giúp giải quyết vấn đề.

Suy nghĩ thấu đáo trước khi hành động

Người điềm tĩnh không bao giờ vội vàng đưa ra quyết định, thay vào đó họ luôn suy nghĩ cẩn thận trước khi bày tỏ ý kiến ​​của mình. Đặc biệt, những lời nói họ đưa ra luôn đi đúng trọng tâm vấn đề và có giá trị.

Không chen ngang lời người khác

Người điềm tĩnh không hành động vội vàng, luôn lắng nghe người khác nhiều hơn và không bao giờ ngắt lời khi họ có điều gì muốn nói. Đó là sự thiếu tôn trọng, và đó là cách cư xử thiếu tôn trọng ngay cả khi những gì người khác nói là sai. Đối với một người điềm tĩnh, họ sẽ không thích tranh cãi với người khác. Do đó, họ sẽ chỉ đưa ra quan điểm của mình sau khi bên kia đặt câu hỏi xong.

Bí kíp để trở nên điềm tĩnh hơn

Để trở nên điềm tĩnh con người cần trải quá trình rèn luyện, trau dồi bản thân từ những lúc nóng giận và tận hưởng việc sống điềm tĩnh như một thói quen. Vậy các bước để trở nên điềm tĩnh là gì?

Hít thở sâu để lấy lại sự bình tĩnh và cân bằng cảm xúc

Chẳng may sẽ có những tình huống có thể làm bùng phát cơn giận của bạn, đừng vội vàng hành động bởi những hành vi lúc nóng giận khả năng cao sẽ khiến bạn phải hối hận sau này. Hãy nhắm mắt và hít một hơi dài để thư giãn cơ bụng, sau đó thở ra từ từ và nhẹ nhàng để giúp giảm lượng adrenaline – chất được giải phóng trong não khi tức giận để lấy lại bình tĩnh.

Quan sát và phân tích kỹ vấn đề

Bạn có thể tự hỏi bản thân một số câu hỏi đơn giản khi bạn khó chịu, sau đó trả lời để giải quyết vấn đề. Ví dụ: Tại sao vấn đề này xảy ra? Vấn đề này có đáng để làm như vậy không?… Chính những câu hỏi đơn giản này sẽ kích thích bộ não của bạn tiếp tục suy nghĩ và tránh đưa ra những quyết định tồi tệ trong lúc nhất thời.

Xác định những gì bạn muốn làm tiếp theo và tập trung vào nó

Bạn hoàn toàn có thể thay đổi mọi thứ bạn muốn xảy ra, vì vậy hãy nghĩ về những gì bạn muốn làm trong tương lai gần nhất hoặc tương lai xa hơn. Thay vì tập trung để tức giận, hãy suy nghĩ theo hướng tích cực hơn, sẽ giúp bạn thư giãn và cảm thấy nhẹ nhàng hơn và các giải pháp sẽ tự nhiên đi theo cảm hứng mà nảy sinh.

Loại bỏ ngay những suy nghĩ tiêu cực trong đầu

Đừng để những suy nghĩ tiêu cực, luôn tìm mọi cách để trả thù người khác len lỏi trong đầu bạn bởi những điều này không giải quyết được vấn đề mà còn khiến bạn thêm bực bội. Cách giải quyết vấn đề là bạn có thể chia sẻ với mọi người, xoa dịu tâm trạng, đồng thời được mọi người góp ý tích cực để lấn át những tư tưởng sai lệch.

Trên đây là những thông tin xoay quanh định nghĩa điềm tĩnh là gì. Mong rằng qua bài viết, bạn có thể hiểu rõ hơn về điềm tĩnh và biết cách rèn luyện đức tính quý báu này mỗi ngày. 

Tìm kiếm