Câu hỏi thường gặp

  • Với thành công bạn tự hào nhất: Bạn hãy chọn thành quả liên quan đến các yêu cầu công việc để thể hiện mình là người phù hợp với công ty.
  • Với thất bại của mình: Chỉ ra một thất bại không gây thảm họa lớn cho công ty hay liên quan trực tiếp đến công việc đang ứng tuyển. Bạn nên nhấn mạnh nhiều hơn vào cách xử lý và bài học rút ra từ thất bại ấy.

Với vấn đề đi công tác, hoặc là đi được, hoặc là không, bạn không thể lấp liếm trong quá trình làm việc như một số câu hỏi khác.

  • Trường hợp "Thích đi công tác": Bạn có thể chia sẻ về 1-2 lần đi công tác ấn tượng từng trải qua ở công việc trước đây.
  • Trường hợp "Sẵn lòng nếu tốt cho công việc": Bạn sẵn sàng cho việc đi công tác, hoàn thành mục tiêu đặt ra của công ty nên là câu trả lời cho câu hỏi này. Tuy nhiên nên đặt ra câu hỏi về mật độ đi công tác, thời gian đi để cân bằng với cuộc sống gia đình riêng.
  • Trường hợp "không thể đi công tác": Nếu xác định không thể/không muốn, vậy trước đó bạn nên tìm hiểu kỹ về tính chất công việc trước khi ứng tuyển để chắc chắn không apply vào vị trí phải thường xuyên đi công tác. Còn nếu lỡ gặp phải, hãy cứ trả lời thật lòng để tốt cho cả hai.

Trong list câu hỏi phỏng vấn, câu hỏi về triết lý cũng khiến nhiều ứng viên lúng túng. Tuy nhiên bạn hãy bình tĩnh đưa ra tuyên bố rõ ràng về con người của mình, cách bạn áp dụng điều đó vào công việc để mang tới những giá trị cho tập thể, công ty.

Với câu hỏi phỏng vấn này, bạn nên khéo léo thừa nhận điểm yếu của mình và đưa ra những giải pháp, cách thức bản thân đã làm để khắc phục điểm yếu đó.

Ví dụ:

  • Tôi hay quên nên sẽ luôn tự sắp xếp sẵn lịch trình công việc chi tiết để nhắc nhở bản thân
  • Tôi thấy mình giao tiếp tiếng Anh còn thiếu tự tin nên vẫn đang dành thời gian luyện tập thêm vào thời gian rảnh

Chú ý, các điểm yếu đưa ra không nên ảnh hưởng trực tiếp tới công việc đang ứng tuyển.

Hãy chuẩn bị trước một vài thế mạnh cho mình. Các thế mạnh này phải gắn liền với công việc đang ứng tuyển. Chú ý nhấn mạnh vào các thế mạnh thật sự nổi bật, hiệu quả đã đem lại trong công việc thông qua các dẫn chứng cụ thể.

Ví dụ: "Điểm mạnh lớn nhất của tôi với vai trò Business Analyst là khả năng phân tích dữ liệu một cách chính xác và hiệu quả. Tôi đã từng tham gia vào nhiều dự án và đã có kinh nghiệm làm việc với các công cụ phân tích dữ liệu như SQL, Excel và Tableau."

Để xác định rõ điểm mạnh của bản thân bạn có thể dùng công cụ trắc nghiệm tính cách MBTI của TopCV. Bài test sẽ chỉ ra nhóm tính cách của bạn và những công việc phù hợp. Từ đó bạn sẽ biết cách trình bày những điểm mạnh của mình phù hợp với công việc nhất, tăng tỷ lệ trúng tuyển.

Tìm kiếm